Phường 1, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.
Lăng Tứ Kiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng chống Pháp trong những năm 1868 – 1870, gồm: Nguyễn Thanh Long (Năm Long); Trần Công Thận (tự Phượng); Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước (Đức) đã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân Cai Lậy - Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX. Lăng tọa lạc trên đường 30/4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Sau khi Bốn ông hy sinh, nhân dân lập mộ và đền thờ tại Thị trấn Cai Lậy và để tỏ lòng tôn kính nhân dân gọi là Lăng Tứ Kiệt. Theo lời truyền của dân gian, bốn ông đều là những người nổi tiếng can đảm, mưu lược và võ nghệ cao cường. Vốn có lòng yêu nước nồng nàn, khi giặc Pháp xâm lược tỉnh Định Tường (1861), bốn ông đã tham gia lực lượng nghĩa quân do Thiên Hộ Dương lãnh đạo. Cùng với những nghĩa quân khác, bốn ông đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở vùng Ba Giồng, Chợ Gạo, Mỹ Tho…trong quá trình chiến đấu, bốn ông đã lập được nhiều chiến công vang dội. Năm 1868 khi cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương bị thất bại, bốn ông trở về Cai Lậy chiêu tập nghĩa sĩ, chọn vùng Cái Bè - Cai Lậy làm địa bàn tiếp tục chống Pháp. Chiến công hiển hách nhất của quân Tứ Kiệt là trận tấn công thành Mỹ Tho và thiêu hủy đồn Cai Lậy.
Thông tin chi tiết:
Đặc điểm: Lăng Tứ Kiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng chống Pháp trong những năm 1868 – 1870, gồm: Nguyễn Thanh Long (Năm Long); Trần Công Thận (tự Phượng); Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước (Đức) đã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân Cai Lậy - Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX.
Giới thiệu:
Lăng Tứ Kiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng chống Pháp trong những năm 1868 – 1870, gồm: Nguyễn Thanh Long (Năm Long); Trần Công Thận (tự Phượng); Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước (Đức) đã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân Cai Lậy - Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX.
Lăng tọa lạc trên đường 30/4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Sau khi Bốn ông hy sinh, nhân dân lập mộ và đền thờ tại Thị trấn Cai Lậy và để tỏ lòng tôn kính nhân dân gọi là Lăng Tứ Kiệt. Theo lời truyền của dân gian, bốn ông đều là những người nổi tiếng can đảm, mưu lược và võ nghệ cao cường. Vốn có lòng yêu nước nồng nàn, khi giặc Pháp xâm lược tỉnh Định Tường (1861), bốn ông đã tham gia lực lượng nghĩa quân do Thiên Hộ Dương lãnh đạo. Cùng với những nghĩa quân khác, bốn ông đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở vùng Ba Giồng, Chợ Gạo, Mỹ Tho…trong quá trình chiến đấu, bốn ông đã lập được nhiều chiến công vang dội. Năm 1868 khi cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương bị thất bại, bốn ông trở về Cai Lậy chiêu tập nghĩa sĩ, chọn vùng Cái Bè - Cai Lậy làm địa bàn tiếp tục chống Pháp. Chiến công hiển hách nhất của quân Tứ Kiệt là trận tấn công thành Mỹ Tho và thiêu hủy đồn Cai Lậy.
Sau hai năm hoạt động gây cho giặc nhiều thiệt hại, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu thất bại trước sự bao vây và đàn áp tổng lực của quân viễn chinh Pháp. Bốn ông bị bắt, bọn chúng đem vinh hoa phú quí ra dụ dỗ các ông trong nhiều ngày nhưng không thành. Ngày 14/02/1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Bốn ông ra pháp trường trảm huyết, dã man hơn chúng còn bêu đầu bốn ông ở chợ Cai Lậy, nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó dùi dập ở bến sông cạnh chợ.
Cảm phục cuộc đời và tấm gương chiến đấu oanh liệt, bất khuất của bốn ông, nhân dân Cai Lậy đã đấp nên mộ đất, xung quanh có làm hàng rào bằng gỗ, hương khói trang nghiêm. Ở làng Mỹ Trang gần đó, ông Nhiêu học Đặng Văn Ngưu cho dựng trước nhà một ngôi miếu thờ ngay khu đất giặc bêu đầu bốn ông. Ngôi miếu lợp ngói âm dương và để che mắt chính quyền thực dân, người ta gọi đó là chùa Ông (vì phía trước lập bàn thờ Quan Công tượng trưng cho trung nghĩa), còn phía sau lập bài vị khắc 4 chữ Tứ vị thần hồn, sơn son thiếp vàng rực rỡ thờ Tứ Kiệt. Trận bão năm Giáp Thìn ( 1904 ) làm ngôi miếu đổ sập. Ông Nhiêu dời ngôi miếu về làng Thanh Sơn (trước thuộc xã Thanh Hòa nay là thị trấn Cai Lậy). Hiện ngôi miếu tọa lạc tại khu phố 1, thị trấn Cai Lậy, cách Lăng Tứ Kiệt hơn trăm mét. Đến năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ Bốn ông qui mô hơn, trong có miếu thờ, ngoài có nhà khách. Năm 1999, Lăng mộ của bốn ông được tỉnh Tiền Giang trùng tu với quy mô lớn, trông rất khang trang và cổ kính như hiện nay. Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc về đây tảo mộ và làm giỗ rất trang trọng, thành kính tưởng nhớ đến Bốn ông vì nước quên mình vì dân giết giặc, nêu tấm gương sáng ngời cho hậu thế.
Ngày 13/9/1999 di tích Lăng Tứ Kiệt được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia.